7/7/17

Giới thiệu công thức và hàm trong excel 2010

Giới thiệu công thức và hàm trong excel 2010

Giới thiệu công thức và hàm:

Giới thiệu công thức (Formula)
Công thức giúp bảng tính hữu ích hơn rất nhiều, nếu không có các công thức thì bảng tính cũng giống như trình soạn thảo văn bản. Chúng ta dùng công thức để tính toán từ các dữ liệu lưu trữ trên bảng tính, khi dữ liệu thay đổi các công thức này sẽ tự động cập nhật các thay đổi và tính ra kết quả mới giúp chúng ta đỡ tốn công sức tính lại nhiều lần. Vậy công thức có các thành phần gì?




Công thức trong Excel được nhận dạng là do nó bắt đầu là dấu = và sau đó là sự kết hợp của các toán tử, các trị số, các địa chỉ tham chiếu và các hàm.
Ví dụ:
công thức và hàm trong excel
Các toán tử trong công thức

Toán tử
Chức năng
Ví dụ
Kết quả
+
Cộng
=3+3
3 cộng 3 là 6
-
Trừ
=45-4
45 trừ 4 còn 41
*
Nhân
=150*.05
150 nhân 0.50 thành 7.5
/
Chia
=3/3
3 chia 3 là 1
^
Lũy thừa
=2^4 =16^(1/4)
2 lũy thừa 4 thành 16 Lấy căn bậc 4 của 16 thành 2
&
Nối chuỗi
=”Lê” & “Thanh”
Nối chuỗi “Lê” và “Thanh” lại thành “Lê Thanh”
=
Bằng
=A1=B1
Ví dụ ô A1=3, ô B1=6 Kết quả: FALSE
>
Lớn hơn
=A1>B1
Ví dụ ô A1=3, ô B1=6 Kết quả: FALSE
<
Nhỏ hơn
=A1<B1
Ví dụ ô A1=3, ô B1=6 Kết quả: TRUE
>=
Lớn hơn hoặc bằng
=A1>=B1
Ví dụ ô A1=3, ô B1=6 Kết quả: FALSE
<=
Nhỏ hơn hoặc bằng
=A1<=B1
Ví dụ ô A1=3, ô B1=6 Kết quả: TRUE
<>
Khác
=A1<>B1
Ví dụ ô A1=3, ô B1=6 Kết quả: TRUE
,
Dấu cách các tham chiếu
=Sum(A1,B1)
Ví dụ ô A1=3, ô B1=6 Kết quả: 9
:
Tham chiếu mãng
=Sum(A1:B1)
Ví dụ ô A1=3, ô B1=6 Kết quả: 9
khoảng trắng
Trả về các ô giao giữa 2 vùng
=B1:B6 A3:D3
Trả về giá trị của ô

Thứ tự ưu tiên của các toán tử
Toán tử
Mô tả
Ưu tiên
: (hai chấm) (1 khoảng trắng) , (dấu phẩy)
Toán tử tham chiếu
1
Số âm (ví dụ –1)
2
%
Phần trăm
3
^
Lũy thừa
4
* và /
Nhân và chia
5
+ và –
Cộng và trừ
6
&
Nối chuỗi
7
= < > <= >= <>
So sánh
8

Giới thiệu hàm (Function) 
Hàm trong Excel được lập trình sẵn dùng tính toán hoặc thực hiện một chức năng nào đó. Việc sử dụng thành thạo các hàm sẽ giúp chúng ta tiết kiệm được rất nhiều thời gian so với tính toán thủ công không dùng hàm. Các hàm trong Excel rất đa dạng bao trùm nhiều lĩnh vực, có những hàm không yêu cầu đối số, có những hàm yêu cầu một hoặc nhiều đối số, và các đối số có thể là bắt buộc hoặc tự chọn.
Ví dụ:
=Rand(): hàm không có đối số
=If(A1>=5,”Đạt”,”Rớt”): hàm 3 đối số
=PMT(10%,4,1000,,1): hàm nhiều đối số và đối số tùy chọn
Trong Excel 2010 có các hàm chính như sau:
Hàm ngoại: Call, Registed.ID,…
Hàm lấy dữ liệu từ SSAS: Cubeset, Cubevalue,…
Hàm dữ liệu: Dmin, Dmax, Dcount,…
Hàm ngày và thời gian: Time, Now, Date,….
Hàm kỹ thuật: Dec2Bin, Dec2Hex, Dec2Oct,…
Hàm tài chính: Npv, Pv, Fv, Rate,…
Hàm thông tin: Cell, Thông tin, IsNa,…
Hàm luận lý: If, And, Or,…
Hàm tham chiếu và tìm kiếm: Choose, Vlookup, OffSet,…
Hàm toán và lượng giác: Log, Mmult, Round,…
Hàm thống kê: Stdev, Var, CountIf,…
Hàm văn bản: Asc, Find, Text,…
Chúng ta sẽ cùng nghiên cứu cách sử dụng từng hàm trong các nhóm hàm trên ở các phần sau.

Nhập công thức và hàm  
Nhập công thức trong Excel rất đơn giản, muốn nhập công thức vào ô nào bạn chỉ việc nhập dấu = và sau đó là sự kết hợp của các toán tử, các trị số, các địa chỉ tham chiếu và các hàm. Bạn có thể nhìn vào thanh Formula để thấy được trọn công thức. Một điều hết sức lưu ý khi làm việc trên bảng tính là tránh nhập trực tiếp các con số, giá trị vào công thức mà bạn nên dùng đến tham chiếu.
Ví dụ:
 nhập công thức và hàm trong excel
Minh họa dùng tham chiếu trong hàm

Trong ví dụ trên, ở đối số thứ nhất của hàm NPV chúng ta không nhập trực suất chiết tính 10% vào hàm mà nên tham chiếu đến địa chỉ ô chứa nó là I2, vì nếu lãi suất có thay đổi thì ta chỉ cần nhập giá trị mới vào ô I2 thì chúng ta sẽ thu được kết quả NPV mới ngay không cần phải chỉnh sửa lại công thức.
Giả sử các ô C2:G2 được đặt tên là DongTien, và ô I2 đặt tên là LaiSuat (Xem lại cách đặt tên vùng ở bài số 1) thì trong quá trình nhập công thức bạn có thể làm như sau:
B1. Tại ô B4 nhập vào =NPV(
B2. Nhấn F3, cửa sổ Paste Name hiện ra
B3. Chọn LaiSuat và nhấn OK
B4. Nhập dấu phẩy (,) và gõ F3
B5. Chọn DongTien và nhấn OK
B6. Nhập dấu đóng ngoặc rồi nhập dấu +
B7. Nhấp chuột vào ô B2
B8. Nhấn phím Enter
chèn tên vùng vào công thức
Chèn tên vùng vào công thức

Một trong những cách dễ dàng nhất để sử dụng hàm trong Excel là sử dụng thư viện hàm. Khi bạn muốn sử dụng hàm nào chỉ việc vào thanh Ribbon -> chọn nhóm Formulas -> Function Library -> chọn nhóm hàm -> chọn hàm cần sử dụng. Ngoài ra bạn có thể nhấn vào nút   để gọi hộp thoại Insert Function một cách nhanh chóng và khi cần tìm hiểu về hàm này bạn chỉ cần nhấn vào Help on this function.
chèn tên vùng vào công thức
Hộp thoại Insert Function

Tham chiếu trong công thức  
Các tham chiếu sử dụng trong công thức giúp cho chúng ta khỏi tốn công sửa chữa các công thức khi các giá trị tính toán có sự thay đổi. Có 3 loại tham chiếu sau:
 Tham chiếu địa chỉ tương đối: Các dòng và cột tham chiếu sẽ thay đổi khi chúng ta sao chép hoặc di dời công thức đến vị trí khác một lượng tương ứng với số dòng và số cột mà ta di dời. Ví dụ A5:B7, C4
 Tham chiếu địa chỉ tuyệt đối: Các dòng và cột tham chiếu không thay đổi khi ta di dời hay sao chép công thức. Ví dụ $A$5:$B$7, $C$4 
 Tham chiếu hỗn hợp: Phối hợp tham chiếu địa chỉ tương đối và tuyệt đối. Ví dụ A$5 nghĩa là cột A tương đối và dòng 5 tuyệt đối.

Lưu ý: Dấu $ trước thứ tự cột là cố định cột và trước thứ tự dòng là cố định dòng. Nhấn phím F4 nhiều lần để (tuyệt đối) cố định/ bỏ cố định  dòng hoặc cột.
Nhấn phím F4 nhiều lần để (tuyệt đối) cố định/ bỏ cố định dòng hoặc cột.
Ví dụ: Tính thành tiền bằng Số lượng nhân Giá. Đổi sang giá trị Thành tiền sang VND. Tính tổng các cột Thành tiền và cột VND.

Minh họa địa chỉ tương đối và tuyệt đối

B1. Tại ô D2 nhập vào =B2*C2 và Enter. Sau đó quét chọn cả vùng D2:D14 và gõ <Ctrl+D>. Vào các ô D3, D4... D14 ta thấy công thức các dòng tự động được thay đổi tương ứng với khoảng cách so với ô D2. Trường hợp này chúng ta dùng địa chỉ tương đối của B2*C2 là vì chúng ta muốn khi sao chép công thức xuống phía dưới thì địa chỉ các ô tính toán sẽ tự động thay đổi theo.

B2. Tại ô E2 nhập vào =D2*B$17 và Enter, sau đó chép công thức xuống các ô E3:E14. Chúng ta cần cố định dòng 17 trong địa chỉ tỷ giá B17 vì ta muốn khi sao công thức xuống thì các công thức sao chép vẫn tham chiếu đến ô B17 để tính toán.
B3. Tại ô D15 nhập vào =Sum(D2:D14) và chép sang ô E15.

Lưu ý:
Tham chiếu đến địa chỉ ở worksheet khác nhưng cùng workbook thì có dạng
Tên_sheet!Địa_chỉ_ô. Ví dụ: 
=A2*Sheet2!A2
=A2*’Thong so’!B4
Khi tên sheet có chứa khoảng trắng thì để trong cặp nháy đơn ‘ ’
Tham chiếu đến địa chỉ trong workbook khác thì có dạng
[Tên_Workbook]Tên_sheet!Địa_chỉ_ô. 

Ví dụ:
=A2*[Bai2.xlsx]Sheet3!A4
=A2*’[Bai tap 2.xlsx]Sheet3’!A4          
Khi tên Sheet hay Workbook có chứa khoản trắng để trong cặp nháy đơn ‘ ’
=A2*’C:\Tai lieu\[Bai tap 2.xlsx]Sheet3’!A4
Khi tham chiếu đến workbook khác mà workbook này không mở
=A2*’\\DataServer\Excel\[Bai tap 2.xlsx]Sheet3’!A4
Khi tham chiếu đến tài nguyên chia sẽ trên máy chủ trong mạng
Các lỗi thông dụng (Formulas errors)
Các lỗi thông dụng
Lỗi
Giải thích
#DIV/0!
Trong công thức có chứa phép chia cho 0 (zero) hoặc chia ô rỗng
#NAME?
Do dánh sai tên hàm hay tham chiếu hoặc đánh thiếu dấu nháy
#N/A
Công thức tham chiếu đến ô mà có dùng hàm NA để kiểm tra sự tồn tại của dữ liệu hoặc hàm không có kết quả
#NULL!
Hàm sử dụng dữ liệu giao nhau của 2 vùng mà 2 vùng này không có phần chung nên phần giao rỗng
#NUM!
Vấn đề đối với giá trị, ví dụ như dùng nhầm số âm trong khi đúng phải là số dương
#REF!
Tham chiếu bị lỗi, thường là do ô tham chiếu trong hàm bị xóa
#VALUE!
Công thức tính toán có chứa kiểu dữ liệu không đúng.


- Bài viết được chia sẽ trên trang www.tuhocexcel.net , Nếu chia sẽ vui lòng ghi rõ nguồn gốc bài đăng.
- Mọi thắc mắc, góp ý vui lòng mail về địa chỉ : tuhocexcel2018@gmail.com
hoặc liên hệ qua : http://www.tuhocexcel.net/p/lien-he-tu-hoc-excel.html