Để tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp tính số dư giảm dần theo một mức nhất định thì ta dùng hàm DB
Để tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp tính số dư giảm dần theo một mức nhất định thì ta dùng hàm DB
Công thức tổng quát của hàm này như sau:
=DB(cost,salvage,life,period,month)
Trong đó:
Cost: là giá trị ban đầu (Giá mua + các chi phí vận chuyển...) của tài sản (Bắt buộc)
Salvage: Là giá trị Thu hồi của tài sản Hay còn gọi là giá bán.(Bắt buộc)
Life: Vòng đời của tài sản tính bằng năm (Bắt buộc)
Period: Là số kỳ tính khấu hao cùng đơn vị với Life.(Bắt buộc)
Month: Số tháng trong năm đâu tiên (Kỳ đầu tiên), đối số này tùy chọn, nếu bỏ qua thì hàm sẽ hiểu là 12 tháng
Ví du: Tháng 5 năm 2002 công ty A có mua một chiếc xe Oto với tổng chi phí là 80000 USD (= initial cost), đến tháng 05 năm 2008 bán thanh lý tài sản được 30000 USD (= Giá trị còn lại Salvage),
Ta phân tích như sau: từ tháng 5/2002 đến tháng 05/2008 là 6 năm (Life= 6). Period là 7 thời kỳ do năm đầu tiên chỉ có 7 tháng nên phải tính đến kỳ thứ 7 (5 tháng còn lại của kỳ cuối) mới đủ vòng đời là 6 năm; Từ tháng 5 đến tháng 12 là 7 tháng nêu số tháng trong kỳ đầu tiên (Month) sẽ là 7.
Vậy để khấu hao cho chiếc xe oto trong từng thời kỳ (từng năm) như sau:
Công thức tổng quát của hàm này như sau:
=DB(cost,salvage,life,period,month)
Trong đó:
Cost: là giá trị ban đầu (Giá mua + các chi phí vận chuyển...) của tài sản (Bắt buộc)
Salvage: Là giá trị Thu hồi của tài sản Hay còn gọi là giá bán.(Bắt buộc)
Life: Vòng đời của tài sản tính bằng năm (Bắt buộc)
Period: Là số kỳ tính khấu hao cùng đơn vị với Life.(Bắt buộc)
Month: Số tháng trong năm đâu tiên (Kỳ đầu tiên), đối số này tùy chọn, nếu bỏ qua thì hàm sẽ hiểu là 12 tháng
Ví du: Tháng 5 năm 2002 công ty A có mua một chiếc xe Oto với tổng chi phí là 80000 USD (= initial cost), đến tháng 05 năm 2008 bán thanh lý tài sản được 30000 USD (= Giá trị còn lại Salvage),
Ta phân tích như sau: từ tháng 5/2002 đến tháng 05/2008 là 6 năm (Life= 6). Period là 7 thời kỳ do năm đầu tiên chỉ có 7 tháng nên phải tính đến kỳ thứ 7 (5 tháng còn lại của kỳ cuối) mới đủ vòng đời là 6 năm; Từ tháng 5 đến tháng 12 là 7 tháng nêu số tháng trong kỳ đầu tiên (Month) sẽ là 7.
Vậy để khấu hao cho chiếc xe oto trong từng thời kỳ (từng năm) như sau:
Công thức | Kết quả | Mô tả |
=DB(80000;30000;6;1;7) | $7.046,67 | Khấu hao trong năm thứ nhất, chỉ tính trong 7 tháng từ tháng 5 đến tháng 12 |
=DB(80000;30000;6;2;7) | $11.015,95 | Khấu hao trong năm thứ hai |
=DB(80000;30000;6;3;7) | $9.352,54 | Khấu hao trong năm thứ ba |
=DB(80000;30000;6;4;7) | $7.940,31 | Khấu hao trong năm thứ tư |
=DB(80000;30000;6;5;7) | $6.741,32 | Khấu hao trong năm thứ năm |
=DB(80000;30000;6;6;7) | $5.723,38 | Khấu hao trong năm thứ sáu |
=DB(80000;30000;6;7;7) | $2.024,65 | Khấu hao trong năm thứ 7, chỉ tính trong 5 tháng: Từ tháng 1 đến tháng 5 |
* Nếu bạn copy dữ liệu ở bản trên mà công thức không hoạt động thì hãy thay thế dấu chấm phải (;) thành dấu phảy (,) nhé.
Ghi chú: Nếu bạn muốn biết cách thức Micrsoft tính toán cho từng kỳ thì ta có cách diễn giải công thức chi tiết như sau:
- Phương pháp số dư giảm dần theo một mức cố định hay tiếng anh gọi là fixed-declining balance là phương pháp khấu hao theo tỷ lệ cố định, Hàm DB sẽ dùng công thức dưới đây để tính toán khấu hào trong một kỳ kế toán.
(cost - tổng số khấu hao từ các kỳ trước) * rate
trong đó:
rate = 1 - ((salvage / cost) ^ (1 / life)), làm tròn đến ba vị trí thập phân
- Khấu hao cho kỳ đầu tiên và kỳ cuối cùng là trường hợp đặc biệt. Đối với kỳ đầu tiên, hàm DB dùng công thức sau:
cost * rate * month / 12
- Đối với kỳ cuối cùng, hàm DB dùng công thức sau:
((cost - tổng khấu hao từ các kỳ trước) * rate * (12 - month)) / 12
- Bài viết được chia sẽ trên trang www.tuhocexcel.net , Chia sẽ vui lòng ghi rõ nguồn gốc bài đăng.
- Group tham gia Tự Học Excel : https://www.facebook.com/groups/1716543358373810/
- Clip Tự học Excel - Xem tại đây : http://www.tuhocexcel.net/videos
- Mọi thắc mắc, góp ý vui lòng mail về địa chỉ : tuhocexcel2018@gmail.com
hoặc liên hệ qua : http://www.tuhocexcel.net/p/lien-he-tu-hoc-excel.html
No comments:
Post a Comment